Open navigation

Sản phẩm | Thông tin chi tiết hàng hóa

Tổng quan

Nội dung bài viết giới thiệu bảng chi tiết thông tin hàng hóa trong 2ez.


Hướng dẫn thực hiện:

Vị trí mở chức năng:

  • Tại module Bán Hàng: Bán hàng > Sản phẩm

  • Tại module Mua hàng: Mua hàng > Sản phẩm

  • Tại module Kho hàng: Kho hàng > Sản phẩm

Tạo đơn hàng: nhấn chọn Tạo > tạo thông tin sản phẩm > Lưu

(1): tạo mới sản phẩm

(2): nút chức năng hỗ trợ Lưu/Hủy bỏ 

(3): nhóm chức năng tổng hợp thông tin xuất nhập tồn của sản phẩm

(4): tùy chọn tên hiển thị của sản phẩm

(5): tùy chọn tính chất của sản phẩm

(6): bảng thông tin chi tiết cả hàng hóa theo nghiệp vụ; tùy theo bảng thông tin đang chọn, nội dung bên dưới sẽ thay đổi tương ứng theo nội dung đã chọn.

Tab Thông tin chung

  • Loại sản phẩm:
    1. Tiêu dùng: là sản phẩm mà doanh nghiệp không cần duy trì hàng tồn kho. Các sản phẩm tiêu hao không được doanh nghiệp dự trữ trong kho.
    2. Có thể lưu kho: là những sản phẩm được quản lý với sự hỗ trợ của kiểm kê. Các loại sản phẩm này được sử dụng trong quản lý kho.
    3. Dịch vụ: sản phẩm phi vật chất được cung cấp bởi một doanh nghiệp, có thể được liệt kê trong phần này. Bất kỳ công ty nào kinh doanh dịch vụ tư vấn hoặc kinh doanh lĩnh vực dịch vụ khác đều có thể sử dụng danh mục này.
  • Nhóm sản phẩm: người dùng có thể sắp xếp các sản phẩm theo một danh mục cụ thể.
  • Mã nội bộ: là một chuỗi ký tự do doanh nghiệp tự quy định để đánh dấu và quản lý sản phẩm của mình.
  • Mã QR: (hay còn gọi là QR Code sản phẩm) là một loại mã vạch hai chiều được in trên bao bì sản phẩm, chứa thông tin về sản phẩm đó như mã số sản phẩm, tên sản phẩm, nhà sản xuất, quốc gia sản xuất…
  • Giá bán: Giá bán ra của sản phẩm. Trên mỗi đơn bán người dùng có thể điều chỉnh lại.
  • Thuế bán hàng: cho phép người dùng đặt Thuế mặc định và tính thuế khi bán sản phẩm.
  • Giá vốn: là tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến việc sản xuất hoặc mua một sản phẩm để bán cho khách hàng. Khi thiết lập sản phẩm mới có thể bỏ qua phần này. Đây cũng có thể sử dụng làm cơ sở tính toán để tạo các bảng giá khác nhau cho từng đối tượng khách hàng của doanh nghiệp.
  • Đơn vị tính: đơn vị tiêu chuẩn của sản phẩm. Nếu được chọn đây sẽ là đơn vị lưu kho mặc định.

Tab Bán hàng

  • Sản phẩm phụ kiện: Tại đây khách hàng có thể xem các phụ kiện hoặc các sản phẩm tương tự sau khi khách hàng xem lại giỏ hàng trước khi thanh toán.
  • Sản phẩm thay thế: Trường này cho phép đề xuất giải pháp thay thế cho khách hàng từ danh sách sản phẩm (Đây là một phần của chiến lược bán thêm). Khi kiểm tra mục này, sản phẩm đã chọn sẽ được hiển thị trên trang sản phẩm.

Tab Mua hàng

  • Nhà cung cấp: Thông tin chi tiết về nhà cung cấp. Người dùng có thể chọn đối tác có sẵn trong hệ thống hoặc tạo mới.
  • Cung ứng: Mua sắm/cung ứng: Khi có nhu cầu về sản phẩm này tại một số quy trình tự động thì:
    1. Tạo đơn mua hàng nháp: một yêu cầu chào giá dự thảo được tạo và chọn nhà cung cấp đầu trên trong danh sách nhà cung cấp bạn nhập ở trên
    2. Đề xuất một Hồ sơ mời thầu: một hồ sơ thầu được tạo để gửi cho nhiều nhà cung cấp bạn muốn
  • Hóa đơn nhà cung cấp
    1. Thuế nhà cung cấp: thuế áp dụng khi mua hàng
    2. Chính sách kiểm soát:

Theo số lượng mua: số lượng và giá trị hàng hóa trên hóa đơn dựa vào số lượng và giá trị hàng hóa trên đơn hàng mua mà không phụ thuộc vào việc nhận hàng hóa đó về kho hay chưa.

- Theo số lượng nhận: Số lượng và giá trị hàng hóa trên hóa đơn dựa vào số lượng hàng nhận ở kho giao với giá trị trên đơn hàng bán

  • Mô tả mua hàng: Thông tin mô tả sản phẩm người dùng muốn hiển thị khi tạo yêu cầu chào giá gửi nhà cung cấp

Tab Kho vận

  • Tuyến cung ứng: là đường đi của hàng hóa khi xuất hiện nhu cầu cung ứng trên hệ thống
  • Truy vết:
    1. Theo số serial duy nhất: để kiểm soát mỗi bước mua bán, giao nhận
    2. Theo lô: có thể có nhiều sản phẩm cùng loại có chung số lô
    3. Không truy vết

Lưu ý: Tại Truy vết, phải tích chọn truy vết theo số serial duy nhất hoặc theo lô, để có thể theo dõi hàng hóa một cách hiệu quả, dễ dàng xác định nguồn gốc, lịch sử di chuyển và trạng thái hiện tại của từng sản phẩm.

  • Ngày hết hạn: Nếu chọn quản lý số lô hay số seri thì sẽ có tùy chọn Ngày hết hạn. Ngày hết hạn cho phép thiết lập khoảng thời gian kể từ khi nhập kho tương ứng

- Expiration Time: Ngày hết hạn của sản phẩm: là thời gian kể từ khi nhập kho tới khi sản phẩm bị hết hạn (không thể sử dụng)

- Best before Time: Tốt nhất trước: Thời điểm mà sản phẩm còn dùng tốt nhất, thời gian này trước Expiration time

- Remove time: thời điểm mà hàng nên được loại bỏ ra khỏi kho, trước thời điểm best before

- Alert time: Thời điểm cần alert về hàng hóa.


Bài viết khác

Lịch 

Xuất dữ liệu

Thảo luận

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.