Open navigation

Mã vạch GS1

Tổng quan

Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.

Nội dung của mã vạch là thông tin về sản phẩm như: Nước đăng ký mã số mã vạch, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra…

Tài liệu tham khảo:

https://luatvietnam.vn/thuc-pham/tieu-chuan-tcvn-12827-2023-truy-xuat-nguon-goc-yeu-cau-doi-voi-chuoi-cung-ung-rau-qua-tuoi-280605-d3.html
https://gs1vn.org.vn/wp-content/uploads/2020/06/mau1.pdf 


Hướng dẫn sử dụng

I. Cấu hình mã vạch GS1

  1. Trên giao diện chọn Kho hàng
  2. Tại phần Cấu hình chọn vào Sản phẩm
  3. Chọn Cấu hình mã vạch GS1
  4. Bấm Tạo để thiết lập cấu hình mã vạch GS1.

Nhập liệu vào các trường dữ liệu:

  • Công ty: tên đơn vị cần cấu hình mã vạch
  • Mã quốc gia GS1: Mã quốc gia là gồm 3 ký tự do tổ chức GS1 cấp cho các quốc gia thành viên. Mã quốc gia của Việt Nam là 893.
  • Mã doanh nghiệp GS1: Mã doanh nghiệp do tổ chức GS1 Việt Nam cấp.
  • Loại mã: Tuỳ chọn loại mã vạch muốn in.

II. Tạo mẫu mã vạch GS1

  1. Trên giao diện chọn Kho hàng
  2. Tại phần Cấu hình chọn vào Sản phẩm
  3. Chọn Mẫu mã vạch GS1
  4. Bấm Tạo để tạo Mẫu mã vạch GS1

Nhập liệu vào các trường dữ liệu:

  • Tên mẫu: nhập tên mẫu mã vạch cần tạo
  • Công ty: tuỳ chọn thông tin công ty
  • HTML: mẫu template giao diện mã vạch khi in ra.


III. Danh sách mã vạch GS1

  1. Trên giao diện chọn Kho hàng
  2. Tại phần Cấu hình chọn vào Sản phẩm
  3. Chọn Danh sách mã vạch GS1, bấm Tạo
  4. Nhập liệu tại phần danh sách mã vạch:
  • Tên: nhập thông tin sản phẩm
  • Công ty: tuỳ chọn thông tin đơn vị
  • Loại: tuỳ chọn Mã số sản phẩm thương mại toàn cầu (GTIN)
  • Sản phẩm: tuỳ chọn sản phẩm
  • Mã quốc gia GS1/ Mã doanh nghiệp GS1: dữ liệu tự động hiển thị sau khi đã thiết lập Cấu hình mã vạch GS1.
  • Mã sản phẩm: gồm 4 ký tự trong đó 2 ký tự đầu là quy ước mã mặt hàng sản phẩm, 2 ký tự sau là mã quy ước trọng lượng khi đóng gói, quy ước này do đơn vị tự lập.
    Ví dụ: 1206, trong đó: + 12 là mã quy ước cho Bông cải xanh
                                        + 06 là mã quy ước cho trọng lượng 600g
  • Chữ số kiểm tra: tự động xuất hiện khi tạo mã vạch.
  • Gói mã vạch văn bản: tuỳ chọn vào ô để hiển thị chuỗi mã vạch hoặc xuống dòng.


5. Thêm Mã định danh ứng dụng: Tại phần Mã định danh ứng dụng chọn vào Thêm một dòng

  • Mã định danh ứng dụng: tuỳ chọn từng loại mã định danh để thể hiện trên mã vạch
  • Giá trị dữ liệu: nhập liệu tuỳ theo mã định danh ứng dụng đã chọn.
    Ví dụ: sản phẩm Bông cải xanh 600g sẽ thêm 2 mã định danh ứng dụng là:
    + (10) Batch or lot number (Số lô/mẻ): AA240001, trong đó AA là ký hiệu của xã viên; 240001: số lô/mẻ công cải xanh.
    + (15) Best before date (YYMMDD) (Sử dụng tốt nhất trước ngày): 240403, là sử dụng tốt nhất trước ngày 03/04/2024.
  • Bấm Lưu.


6. Tạo và in mã vạch:

  • Tạo mã vạch: bấm vào để tạo ra mã vạch theo các thông tin đã nhập liệu. 
  • In mã vạch: bấm vào để xuất hiện giao dịch in mã vạch, chọn Lưu cấu hình.
    + Loại: chọn kiểu mã vạch muốn in
    + Chiều rộng/ Chiều cao mã vạch: nhập kích thước mã vạch khi in ra
     + Mẫu: chọn mẫu mã vạch.
  • Tại đây sẽ thể hiện hình của mẫu mã vạch sẽ in ra.

Bấm Xác nhận để lưu mã vạch dưới dạng file hình (*.jpg).




   

   

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.